Chuyển đổi ruộng đất nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở huyện Thiệu Hóa

Đăng lúc: 29/07/2019 (GMT+7)
100%

Chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp là một chủ trương lớn và đúng đắn của Đảng và Nhà nước, góp phần phát triển mạnh mẽ nông nghiệp cho thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Việc dồn điền đổi thửa không những giúp nông dân đưa cơ giới hóa vào sản xuất, giảm chi phí mà còn là điều kiện cần để chuyển đổi cơ cấu cây trồng tạo tiền đề để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Thời gian qua, huyện Thiệu Hóa tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi ruộng đất nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo nhân dân trên địa bàn.

Thực hiện NQ số 06 của BCH Đảng bộ huyện khóa XIX về “Tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi ruộng đất và chuyển đổi theo nhóm hộ để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp”, UBND huyện đã xây dựng đề án và triển khai đến các xã, thị trấn. Chỉ đạo 11 xã là Thiệu Phú, Thiệu Hợp, Thiệu Đô, Thiệu Giao, Thiệu Long, Thiệu Trung, Thiệu Thành, Thiệu Tâm, Thiệu Châu, Thiệu Công và Thiệu Lý hoàn thành chuyển đổi năm 2017, các xã còn lại hoàn thành chuyển đổi trong năm 2019. Các xã, thị trấn đã xây dựng đề án, thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Bí thư Đảng uỷ làm trưởng ban, thành lập tiểu ban ở các thôn, xây dựng kế hoạch trong đó xác định rõ thời gian, các bước công việc cụ thể cần thực hiện. Phân công cấp ủy, thành viên Ban chỉ đạo của xã phụ trách các thôn, Họp nhân dân phổ biến, quán triệt, bàn bạc thấu đáo, đảm bảo nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Tổ chức rà soát, tổng hợp số diện tích các hộ đang sử dụng sau chuyển đổi lần 2, diện tích thu hồi giải phóng mặt bằng từ năm 2008 đến nay, diện tích các hộ đang thầu đất ngân sách, đất gần khu dân cư. Để chủ trương đến với người dân, các xã đã tổ chức nhiều đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, tuyên truyền nghị quyết, quán triệt trong toàn Đảng bộ, chi bộ lấy ý kiến nhân dân, đồng thời tổ chức tuyên truyền thường xuyên, liên tục trên hệ thống loa truyền thanh, làm cho mọi người dân hiểu rõ việc tích tụ, tập trung ruộng đất nhằm hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lớn thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, qua đó đã tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. Đến nay, đã có 11 xã đã thực hiện chuyển đổi xong, 6 xã đang tiến hành chuyển đổi. Trước chuyển đổi bình quân 1,7 thửa/hộ, sau chuyển đổi còn 0,71 thửa/hộ.
Điều dễ nhận thấy là sau chuyển đổi, việc đưa cơ giới vào đồng ruộng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất được tăng cường mạnh hơn. Hiện 100% khâu thu hoạch và làm đất đã cơ giới hóa; Cũng nhờ tích tụ ruộng đất đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp vào liên kết sản xuất. Tính từ năm 2017 đến hết vụ xuân 2019, huyện đã thu hút được 15 doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm nông nghiệp. Trong đó, Công ty CP Mía đường Lam Sơn thuê đất sản xuất lúa theo phương pháp hữu cơ với diện tích 330 ha tại thị trấn Vạn Hà, các xã Thiệu Thành, Thiệu Duy, Thiệu Tiến, Thiệu Công..., hiệu quả kinh tế tăng từ 20% đến 30% so với sản xuất thông thường. Từ năm 2016 đến nay, toàn huyện đã có 2.588 ha cây trồng trên địa bàn được liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm; trong đó, diện tích rau màu các loại là 828,7 ha, lúa 1.760 ha. Những diện tích cây trồng được liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm đều đạt hiệu quả kinh tế cao hơn khoảng 20 đến 40% so với diện tích sản xuất đại trà không thực hiện liên kết. Hình thành một số vùng chuyên canh cây hàng hóa tập trung lớn với qui mô diện tích trên 6.500 ha; duy trì 09 mô hình trồng rau an toàn tập trung với diện tích 27 ha, 31.000 m2 sản xuất rau trong nhà lưới tại 6 xã.

Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi ruộng đất, chuyển đổi theo nhóm hộ theo đề án của huyện, thời gian tiếp theo huyện tăng cường chỉ đạo giải quyết những vướng mắc, khó khăn cho các địa phương, kiểm tra giám sát đảm bảo thực hiện các bước theo đúng hướng dẫn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân về chủ trương, nghị quyết của huyện ủy, đề án của UBND huyện, NQ của Đảng ủy và phương án, kế hoạch chuyển đổi ruộng đất của xã làm cho nhân dân hiểu rõ mục đích, yêu cầu, nguyên tắc các bước thực hiện chuyển đổi; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát huy sự gương mẫu đầu tầu của cán bộ, đảng viên, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong thực hiện dồn đổi ruộng đất. Tích cực thực hiện các chính sách hỗ trợ đã ban hành đối với các mô hình chuyển dịch cơ cấu sản xuất để khuyến khích các hộ nông dân đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao hơn.

Thanh Mai



Chuyển đổi ruộng đất nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở huyện Thiệu Hóa

Đăng lúc: 29/07/2019 (GMT+7)
100%

Chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp là một chủ trương lớn và đúng đắn của Đảng và Nhà nước, góp phần phát triển mạnh mẽ nông nghiệp cho thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Việc dồn điền đổi thửa không những giúp nông dân đưa cơ giới hóa vào sản xuất, giảm chi phí mà còn là điều kiện cần để chuyển đổi cơ cấu cây trồng tạo tiền đề để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Thời gian qua, huyện Thiệu Hóa tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi ruộng đất nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo nhân dân trên địa bàn.

Thực hiện NQ số 06 của BCH Đảng bộ huyện khóa XIX về “Tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi ruộng đất và chuyển đổi theo nhóm hộ để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp”, UBND huyện đã xây dựng đề án và triển khai đến các xã, thị trấn. Chỉ đạo 11 xã là Thiệu Phú, Thiệu Hợp, Thiệu Đô, Thiệu Giao, Thiệu Long, Thiệu Trung, Thiệu Thành, Thiệu Tâm, Thiệu Châu, Thiệu Công và Thiệu Lý hoàn thành chuyển đổi năm 2017, các xã còn lại hoàn thành chuyển đổi trong năm 2019. Các xã, thị trấn đã xây dựng đề án, thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Bí thư Đảng uỷ làm trưởng ban, thành lập tiểu ban ở các thôn, xây dựng kế hoạch trong đó xác định rõ thời gian, các bước công việc cụ thể cần thực hiện. Phân công cấp ủy, thành viên Ban chỉ đạo của xã phụ trách các thôn, Họp nhân dân phổ biến, quán triệt, bàn bạc thấu đáo, đảm bảo nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Tổ chức rà soát, tổng hợp số diện tích các hộ đang sử dụng sau chuyển đổi lần 2, diện tích thu hồi giải phóng mặt bằng từ năm 2008 đến nay, diện tích các hộ đang thầu đất ngân sách, đất gần khu dân cư. Để chủ trương đến với người dân, các xã đã tổ chức nhiều đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, tuyên truyền nghị quyết, quán triệt trong toàn Đảng bộ, chi bộ lấy ý kiến nhân dân, đồng thời tổ chức tuyên truyền thường xuyên, liên tục trên hệ thống loa truyền thanh, làm cho mọi người dân hiểu rõ việc tích tụ, tập trung ruộng đất nhằm hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lớn thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, qua đó đã tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. Đến nay, đã có 11 xã đã thực hiện chuyển đổi xong, 6 xã đang tiến hành chuyển đổi. Trước chuyển đổi bình quân 1,7 thửa/hộ, sau chuyển đổi còn 0,71 thửa/hộ.
Điều dễ nhận thấy là sau chuyển đổi, việc đưa cơ giới vào đồng ruộng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất được tăng cường mạnh hơn. Hiện 100% khâu thu hoạch và làm đất đã cơ giới hóa; Cũng nhờ tích tụ ruộng đất đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp vào liên kết sản xuất. Tính từ năm 2017 đến hết vụ xuân 2019, huyện đã thu hút được 15 doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm nông nghiệp. Trong đó, Công ty CP Mía đường Lam Sơn thuê đất sản xuất lúa theo phương pháp hữu cơ với diện tích 330 ha tại thị trấn Vạn Hà, các xã Thiệu Thành, Thiệu Duy, Thiệu Tiến, Thiệu Công..., hiệu quả kinh tế tăng từ 20% đến 30% so với sản xuất thông thường. Từ năm 2016 đến nay, toàn huyện đã có 2.588 ha cây trồng trên địa bàn được liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm; trong đó, diện tích rau màu các loại là 828,7 ha, lúa 1.760 ha. Những diện tích cây trồng được liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm đều đạt hiệu quả kinh tế cao hơn khoảng 20 đến 40% so với diện tích sản xuất đại trà không thực hiện liên kết. Hình thành một số vùng chuyên canh cây hàng hóa tập trung lớn với qui mô diện tích trên 6.500 ha; duy trì 09 mô hình trồng rau an toàn tập trung với diện tích 27 ha, 31.000 m2 sản xuất rau trong nhà lưới tại 6 xã.

Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi ruộng đất, chuyển đổi theo nhóm hộ theo đề án của huyện, thời gian tiếp theo huyện tăng cường chỉ đạo giải quyết những vướng mắc, khó khăn cho các địa phương, kiểm tra giám sát đảm bảo thực hiện các bước theo đúng hướng dẫn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân về chủ trương, nghị quyết của huyện ủy, đề án của UBND huyện, NQ của Đảng ủy và phương án, kế hoạch chuyển đổi ruộng đất của xã làm cho nhân dân hiểu rõ mục đích, yêu cầu, nguyên tắc các bước thực hiện chuyển đổi; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát huy sự gương mẫu đầu tầu của cán bộ, đảng viên, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong thực hiện dồn đổi ruộng đất. Tích cực thực hiện các chính sách hỗ trợ đã ban hành đối với các mô hình chuyển dịch cơ cấu sản xuất để khuyến khích các hộ nông dân đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao hơn.

Thanh Mai



CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT